Cô giáo Nguyễn Thị Lệ - Giáo
viên Trường Tiểu học và THCS Long Xá ứng dụng công nghệ như Al, âm thanh, hình
ảnh vào môn dạy Đạo đức
Đón
đầu trong công cuộc chuyển đổi số, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo
huyện Hưng Nguyên đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các
nhiệm vụ, mang lại hiệu quả tích cực. Đặc biệt, trong thời gian bối cảnh dịch
Covid-19 kéo dài, học sinh không thể đến trường học trực tiếp đã đặt ra yêu cầu
cấp thiết với ngành giáo dục, phải áp dụng công nghệ số vào dạy và học. Lúc đó,
100 % trường học trên địa bàn huyện đã nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin,
tạo môi trường học tập hiện đại cho học sinh. Một tiết học “ Thiết lập quan hệ
bạn bè” của cô giáo Nguyễn Thị Lệ - Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Long Xá,
huyện Hưng Nguyên đã thu hút sự hào hứng của các em học sinh lớp 4. Cô giáo đã khai
thác tiện ích từ mạng Internet đồng thời sử dụng Al vào
tiết dạy, lồng ghép tranh ảnh, hoạt hình nhằm tăng tính sinh động, hấp dẫn cho
bài giảng. Không khí giờ học nhờ vậy sôi nổi và tích cực hơn, qua đó, nâng cao
hiệu quả giảng dạy và học tập
Nói về chuyển đổi số giáo dục, cô giáo
Nguyễn Thị Phương Mai – Giáo viên Trường Tiểu học Hưng Tân, Hưng Nguyên cho rằng,
"Chuyển đổi số trong trường học của chúng tôi bắt đầu từ những điều giản dị,
gắn với việc làm thường nhật của giáo viên như: Soạn giáo án điện tử, chia sẻ
và khai thác các bài giảng điện tử, soạn kế hoạch bài dạy lồng ghép với hình ảnh,
âm thanh phù hợp bài học. Quan trọng là thầy, cô giáo phải chủ động thay đổi để
thích ứng với thực tiễn khách quan. Song đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học của giáo viên.
Học
sinh hào hứng cùng giáo viên trao đổi bài học
Trong những năm gần đây, công cuộc
chuyển đổi số trong ngành giáo dục ở
Hưng Nguyên đã được chú trọng. Việc ứng dụng công nghệ có thể tạo ra hiệu ứng
khác nhau trong giáo dục và mang lại nhiều giá trị tích cực. Đây là xu thế
không thể đảo ngược khi giáo dục ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng,
chuyển đổi số trở thành giải pháp đúng đắn để giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
Đến nay, toàn huyện có gần 1000 máy tính được trang bị cho học sinh để học tập
và giảng dạy, 100% trường học có máy tính kết nối mạng internet các trường học
đã được đầu tư trang bị máy tính, tivi, kết nối mạng internet tốc độ cao đến từng
lớp học. Nếu như thời gian trước, công tác quản lý trong giáo dục chủ yếu thông
qua hồ sơ, sổ sách là chính, thì giờ đây, việc quản lý hồ sơ, sổ sách của cán bộ,
giáo viên đã được đơn giản hóa bằng công nghệ thông tin. Các dữ liệu của ngành
Giáo dục đã được cập nhật vào hệ thống phần mềm, giúp cho cán bộ quản lý tiện lợi
mà không rườm rà về mặt sổ sách. 100% giáo viên đã soạn giáo án thuần thục trên
máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin nhuần nhuyễn vào giảng dạy.
Ngoài ra, ngành giáo dục và Đào tạo huyện
còn lồng ghép việc giảng dạy với công nghệ Steam, giúp học sinh có thể giải quyết
được các bài toán khó cũng như khám phá nhiều hiện tượng trong cuộc sống trực
quan. Các trường đã triển khai, tổ chức nhiều cuộc thi trên internet, thu hút
đông đảo học sinh tham gia như: Trạng nguyên tiếng Việt, cuộc thi Olympic tiếng
Anh….
Để đẩy mạnh chuyển đổi số, thầy giáo Hoàng Văn
Thụ- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Nguyên cho biết: “Ngành giáo dục
xác định Chính phủ số, kinh tế số và xã hội
số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Và trường học số chính là nơi
đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó. Để đạt được kết quả
này, ngành giáo dục huyện sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
giáo viên nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn
hóa số trong giáo dục. Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành nhằm
hướng tới mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục”.
Khi
ứng dụng chuyển đổi số, học sinh có nhiều sáng tạo để trong tiết học
Những kết quả của
chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở Hưng Nguyên mang lại không chỉ đã mang
lại hiệu quả tích cực, không chỉ cải thiện chất lượng giáo dục mà còn tạo tiền
đề cho một xã hội học tập, nơi mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với giáo dục
chất lượng cao trong thời đại công nghệ 4.0./.
Kiều Hoa