image banner
Di tích bia mộ Nguyễn Trường Tộ
  Nhà cải cách yêu nước Nguyễn Trường Tộ qua đời ngày 10/10 năm Tự Đức thứ 24 (tức ngày 22/11/1871), lúc 43 tuổi. Mộ ông đặt tại làng Bùi Chu, khi ấy thi hài ông được an táng tại Bãi đá mài ( cách mộ bây giờ khoảng 300m về phía Tây), sau đó được cải táng về vị trí hiện nay. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Lân tổ chức kêu gọi các bậc hiền tài và các sỹ phu trong Hội khai trí tín đức ở Vinh đã góp công sức, tiền của để xây Mộ, dựng bia cho Danh nhân.

Nhà cải cách yêu nước Nguyễn Trường Tộ qua đời ngày 10/10 năm Tự Đức thứ 24 (tức ngày 22/11/1871), lúc 43 tuổi. Mộ ông đặt tại làng Bùi Chu, khi ấy thi hài ông được an táng tại Bãi đá mài ( cách mộ bây giờ khoảng 300m về phía Tây), sau đó được cải táng về vị trí hiện nay. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Lân tổ chức kêu gọi các bậc hiền tài và các sỹ phu trong Hội khai trí tín đức ở Vinh đã góp công sức, tiền của để xây Mộ, dựng bia cho Danh nhân. Mộ nằm theo hướng Đông Tây, tuy không lớn nhưng là một công trình bằng đá hoàn chỉnh mang nhiều nét độc đáo riêng biệt đã kết hợp được lối kiến trúc khỏe mạnh, sắc sảo của phương Tây, với kiểu dáng mềm mại, thanh thoát của phương Đông tạo nên sự hài hòa, cân đối vững chãi.

Mộ được cấu trúc chất liệu bằng đá Thanh Hóa, theo kiểu hình hộp chữ nhật. Phần dưới của Mộ làm thành 5 cấp, được chạm khắc hoa văn, hoa lá, chữ triện khép kín, mặt trên mộ được tạo thành hình vòm cuốn khắc họ, tên, chức tước và câu thơ nổi tiếng của ông:

“ Nhất thất túc thành thiên cổ hận

Tái hồi đầu thị bách niên cơ”

(Dịch nghĩa: Một lần không thành công, để hận cho mãi mãi,

Quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm )

Gắn liền với phần Mộ ở phía đầu là bia. Bia được làm bằng đá có dáng dấp của một bia cổ, nhưng lại pha trộn nét đặc trưng kiến trúc của Thiên Chúa giáo: Cây thánh giá đặt trên đầu chóp của bia, trán bia hình bán nguyệt được chạm hình trổ đầu rồng và hoa văn mây, nước, hoa lá. Xung quanh bia chạm trổ các hình hoa mai, hoa lựu, cây bút, cuốn thư và 4 con dơi như nói lên khát vọng của ông: Phúc, Lộc, để lại cho muôn đời con cháu. Phía trước và mặt bên của cột trụ bia có chạm 2 câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm ngợi ca tinh thần chí khí của một con người rất mực kính chúa yêu nước:

Câu đối ở mặt bên:

“Trung quân chính sách quang tiền sử

Ái quốc tinh thần khởi hậu nhân”

Dịch nghĩa:Chính sách Trung vua, rọi sáng trang sử trước

Tinh thần yêu nước mở đường người đi sau

Câu đối phía trước:

“ Kính chúa yêu người yên tạc dạ

Trung vua mến nước vốn ghi lòng”


Mặt trước bia được khắc bằng chữ quốc ngữ, ghi tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp, ca ngợi trí tuệ, tài năng của Nguyễn Trường Tộ. Đây là những tư liệu lịch sử chính xác, khoa học của thế hệ trước đánh giá, thừa nhận trí tuệ, công trạng cũng như tấm lòng yêu nước, những ý tưởng cao đẹp của Nhà cải cách. Với những giá trị công lao đóng góp đặc biệt và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ, cũng như vẻ kiến trúc ngôi Mộ. Ngày 21/01/1992, Bộ Văn hóa xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết đinh số: 97/QĐ, ngày 21/01/1992. Năm 1996, huyện Hưng Nguyên đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp khu di tớch trờn diện tích 1062m2, công trình tưởng niệm danh nhân gồm 02 phần: Vườn mộ và mộ. Phần trong không rộng nhưng được tôn tạo khá khang trang, có hàng rào, vườn hoa, cây cảnh, đường dạo thêm tôn nghiêm, hài hòa với cảnh quan, làng xóm thôn quê. Khu di tích đã đón nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài như Đức, Pháp và Nhật nghiên cứu, học tập ngưỡng mộ, các trường học mang tên Nguyễn Trường Tộ trên khắp cả nước như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế…, mỗi tháng có 15- 20 đoàn cá nhân và tập thể, mỗi năm đón trên 300 lượt khách, đặc biệt vào trong các ngày lễ lớn, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của ông.

Với ý nghĩa to lớn cả về mặt lịch sử, văn hóa và nét kiến trúc độc đáo của di tích, huyện Hưng Nguyên đã lập dự án nâng cấp lần thứ hai mở rộng khuôn viên, xây dựng nhà tưởng niệm, sân, vườn, đường dạo cây xanh. Khi công trình được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách đến nhà tưởng niệm có chỗ dừng chân nghỉ ngơi và nghiên cứu, học tập; đồng thời cũng là nơi để di vật, tư liệu… Có hướng dẫn viên, có trình độ, khả năng, được đào tạo bài bản để giới thiệu tại khu di tích. Hi vọng trong thời gian tới Di tích bia mộ Nguyễn Trường Tộ sẽ là điểm đến hấp dẫn trong quần thể hệ thống các điểm du lịch, cũng là nơi giáo dục truyền thống trên địa bàn huyện Hưng Nguyên và cả nước./.

Tác giả: Lê Thanh Hưng- Phó Giám đốc Trung tâm VHTT

Tin khác
Không có dữ liệu
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND HUYỆN HƯNG NGUYÊN
Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Hữu Hà - Phó chủ tịch UBND Huyện
Cơ quan thường trực: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông Huyện Hưng Nguyên

Trụ sở: Khối 5 - Thị trấn Hưng Nguyên - huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
Điện thoại: 0945491201; 0971453015 - Email: daihungnguyen2018@gmail.com