image banner
Chi hội nghề nghiệp “chăn nuôi lợn và thủy sản” đạt tiêu chuẩn VietGap – Hướng mở triển vọng mới cho người nông dân
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nói chung và hội nông dân huyện Hưng Nguyên nói riêng đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều hộ dân trên địa bàn đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, trong quá trình đó chi hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” tại xã Hưng Tiến đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nói chung và hội nông dân huyện Hưng Nguyên nói riêng đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều hộ dân trên địa bàn đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, trong quá trình đó chi hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” tại xã Hưng Tiến đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

1.Hiểu quả bước đầu hình thành chi hội nghề nghiệp

Trước yêu cầu phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ, cũng như làm cơ sở mở rộng sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng chất lượng cao và an toàn thực phẩm, việc xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi đạt chứng nhận quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) có ý nghĩa lớn về kinh tế – xã hội. Vì thế, Hội Nông dân huyện đã triển khai xây dựng mô hình chi Hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” tại xã Hưng Tiến huyện Hưng Nguyên. Ngày đầu mới thành lập chi Hội có 34 hội viên tham gia. Qua hơn 9 tháng đi vào hoạt động, chi hội bước đầu đã mang lại một số hiệu quả kinh tế rõ nét, các hội viên tham gia vào hội có tinh thần trách nhiệm cao, hăng hái trong lao động, sản xuất chăn nuôi tạo sức mạnh cho chi hội. Các đồng chí chi Hội trưởng, chi hội phó đã tập trung xây dựng quy chế hoạt động phù hợp điều kiện thực tế trong quá trình sản xuất chăn nuôi của các thành viên.



Trao giấy chứng nhận cho các hội viên


Mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp được xây dựng trên tiêu chí 5 cùng: “ Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi”. Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân 400 triệu đồng đã tiến hành cho 10 hộ vay vốn để chăn nuôi, mua con giống, sửa chữa chuồng trại…Cùng với đó là sự quan tâm của Ban thường vụ Hội Nông dân các cấp cũng như cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các ban, ngành. Chi hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và đạt được những kết quả rất khả quan. Qua hơn 9 tháng triển khai thực hiện dự án, đánh giá khắc phục và hoàn thiện hồ sơ, ngày 28/11/2019 Chi hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” đã được Công ty cổ phần chứng nhận GLOBALCERT Quyết định cấp giấy chứng nhận sản phẩm gà, lợn thịt được sản xuất phù hợp Quy phạm thực hành chăn nuôi sản xuất tốt tại Việt Nam cho 20 hộ chăn nuôi của chi hội. Cũng tại hội nghị, chi hội nghề nghiệp đã kết nạp thêm 01 hội viên mới.

Kể từ ngày thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp quá trình hoạt động sản xuất của các thành viên đạt kết quả đáng nghi nhận như

- Lợn thịt 90 tấn x 60.000đồng/1kg = 5,4 tỷ đồng;

- Lợn con giống tổng số: 3200 con x 600.000 đồng/con = 1.9 tỷ;

- Gà 4 tấn x 100.000 đồng/1kg = 400.000 triệu đồng;

- Thu nhập từ chăn nuôi cá 6,5 tấn 20 triệu/1 tấn = 1.3 tỷ;

- Ngoài ra còn thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ, vịt thời vụ, rau màu các loại trên bờ ao cũng mang lại 400.000 triệu / năm của cả chi hội.

Trong thời gian tham gia hoạt động vào hội chưa nhiều nhưng đã xuất hiện nhiều gương điển hình về chăn nuôi cho thu nhập cao như hộ anh: Lê Quốc Tân hàng năm thu về hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi; hộ ông Hồ Văn Hưng; hộ gia đình chị Hoàng Thị Mơ…



Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Lê Quốc Tân . Ảnh: Kiều Hoa

Trước đây khi các hộ nông dân chưa vào tham gia sinh hoạt chi Hội nghề nghiệp thì người nông dân chưa được hướng hướng dẫn về quy trình chăn nuôi, tùy tiện trong khâu mua con giống, trong mua thức ăn, trong giá bán, hộ thì bán giá cao, hộ bán giá thấp. Khi xẩy ra dịch bệnh mọi nhà có mỗi cách điều trị bệnh khác nhau làm cho bệnh không khỏi mà lại có nguy cơ phát tán cao…Tuy nhiên khi thành lập được chi Hội nghề nghiệp được thành lập và đặc biệt là chi Hội được công nhận Chi hội nghề nghiệp “Chăn nuôi lợn và thủy sản” được chứng nhận đat chủân VietGap đã tạo điều kiện cho người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nhận thức và hành động của người chăn nuôi có sự thay đổi rõ rệt như: Quy trình chăn nuôi áp dụng khoa học từ khâu cho ăn, địa điểm lấy thức ăn, sử dụng thuốc thú y, xử lý chuồng trại phải tuân thủ đảm bảo đúng quy trình. Vì vậy, năm 2019 vừa qua đợt dịch tả lợn Châu Phi xảy ra các hộ chăn nuôi xã Hưng Tiến nói riêng và tòan tỉnh nói chung bị tiêu hủy số lượng khá nhiều, nhưng các hộ thuộc chi hội nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản vẫn duy trì không bị dịch bệnh, đến nay giá bán lợn hơi được giá cao vì vậy, các hội viên rất phấn khởi yên tâm đầu tư.Trao đổi với chị: Hoàng Thị Mơ Hội viên chi Hội nghề nghiệp chị vui mừng cho biết: Trước đây chưa vào chi hội thì ai thích chăn nuôi, lấy thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, giá bán tùy tiện không theo quy trình, không theo giá cả thị trường. Nhưng từ khi vào hội đến nay tất cả hội viên phải thực hiện theo chỉ đạo của chi hội từ khâu mua con giống, khâu chăm sóc, cách phòng trừ dịch bệnh đặc biệt là thống nhất giá bán không có hộ này bán cao, hộ kia bán thấp, vào hội ngoài 5 cùng thì đang có “3 chung đó là “Chung giống, chung kỷ thuật, chung giá bán.”

2.Phương hướng, kế hoạch tiếp theo sau khi chi hội đạt chuẩn.

- Tiếp tuc duy trì và đổi mới phương thức sinh hoạt chi hội đúng định kỳ, nội dung sinh hoạt trọng tâm, đúng chủ đề, đa dạng hóa các nội dung, không cứng nhắc, chú trọng vào áp dụng khoa học công nghệ mới. Quan tâm đến việc phát triển Hội viên mới để cũng cố chi hội ngày càng đông về số lượng mạnh về chất lượng.

- Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận, chi hội nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản có trách nhiệm duy trì, cải tiến chất lượng sản phẩm và tuyên truyền, quảng bá và khẳng định sản phẩm Gà, Lợn thịt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGap. Trên các chương trình quảng cáo, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong phạm vi đã được chứng nhận.

- Từng bước liên kết với các công ty để giới thiệu quảng bá sản phẩm và từng bước đáp ứng sản phẩm, hàng hóa của chi hội cho các công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh được hưởng thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Tổ chức tập huấn khoa học kỷ thuật, tham quan học tập các mô hình trong tỉnh, ngoài tỉnh về sản xuất, chăn nuôi tiên tiến hơn.

- Thời gian tới Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng mô hình tổ hội nông dân chế biến và sản xuất dầu lạc tại xã Hưng Nhân theo chương trình Viet Gap

- Để tiến tới thành lập thêm các chi, tổ hội nghề nghiệp, đề nghị lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo các xã, thị trấn, các phòng ban, ngành liên quan, đồng thời quan tâm hộ trợ kinh phí đề Hội nông dân tiếp tục xây dựng các chi, tổ hội đạt tiêu chuẩn Viêt Gap.

Hồng Tiến –CT Hội nông dân

Tin khác
Không có dữ liệu
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND HUYỆN HƯNG NGUYÊN
Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Hữu Hà - Phó chủ tịch UBND Huyện
Cơ quan thường trực: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông Huyện Hưng Nguyên

Trụ sở: Khối 5 - Thị trấn Hưng Nguyên - huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
Điện thoại: 0945491201; 0971453015 - Email: daihungnguyen2018@gmail.com