Đánh giá kết quả thực hiện Dự án “ Công nghệ tưới ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu” ở huyện Hưng Nguyên
Chiều 17/2, UBND huyện Hưng Nguyên phối hợp với Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Nam, Công ty Green Carbon INC Nhật Bản tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án “ Công nghệ tưới ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu” ở huyện Hưng Nguyên
Đồng
chí Phan Tiến Thành – Đại diện Công ty Green Carbon INC Nhật Bản và đồng chí
Hoàng Đức Ân- Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện chủ trì
Hội thảo.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Tiến Đức-
Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh; Phòng Nông nghiệp & PTNT,
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện; Đại diện lãnh đạo UBND xã, thị trấn, công
chức phụ trách Nông nghiệp, Giám đốc HTX DV NN các xã, thị trấn.
Đây là phương pháp tưới đã được nghiên
cứu và áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, giúp tiết kiệm
20- 50% nước, công và chi phí tưới nước trong khi cây lúa vẫn phát triển tốt, đặc
biệt giảm phát thải khí mê-tan 20-48%, giảm vấn đề gây hiệu ứng nhà kính và biến
đổi khí hậu. Bằng việc tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật, thực hiện tạo tín
chỉ carbon trong sản xuất lúa, nông dân vừa có cơ hội nâng cao thu nhập qua việc
bán tín chỉ carbon.
Dự án dự kiến được thực hiện trong vòng
10 năm, từ năm 2024 đến năm 2034. Vụ đầu tiên được thực hiện thí điểm từ tháng
1 đến tháng 5/2024. Vụ thứ hai được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9/2024. Dự
án vụ đầu tiên được thực hiện tại xã Châu Nhân và Hưng Nguyên với diện tích
189,8 ha. Vụ Hè thu tiếp tục được mở rộng tại 7 xã với diện tích 943,5 ha.
Trong đó diện tích gieo sạ gần 833,5 ha và còn lại là lúa cấy.
Các xã tham gia Dự án thí điểm đất sản
xuất nông nghiệp tương đối đồng đều. Độ PH của đất ở mức chua, dao động từ 4,40
đến 4,69. Hàm lượng chất hữu cơ tổng trong đất ở mức trung bình, dao động từ
2,31% đến 2,57 %.
Qua theo dõi, đánh giá thực tế trên đồng
ruộng Công nghệ tưới ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi
khí hậu cho kết quả năng suất lúa cao hơn, cây lúa ít bị đổ ngã, ít bệnh và rầy
nâu.
Tại Hội thảo, các đại biểu còn một số
băn khoăn thời gian thực hiện trao đổi tín chỉ carbon là bao nhiêu, người hưởng
lợi là ai. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ những thông tin giúp nâng cao
được nhận thức để cùng nhau thực hiện các giải pháp, định hướng trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế
vừa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những nội dung các đại biểu còn băn
khoăn thắc mắc được các đơn vị có liên quan đã giải đáp thấu đáo..
Phát biểu tại cuộc hội thảo, ông Nguyễn
Tiến Đức - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhấn mạnh:
Đây là một hướng đi rất mới mẻ.Vì vậy để
sản xuất lúa theo hướng đáp ứng yêu cầu tạo tín chỉ carbon, cần đáp ứng nhiều
tiêu chí, yêu cầu từ khâu tổ chức và chấp hành tốt thời vụ sản xuất, các biện
pháp canh tác. Cùng với đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến là việc
cần làm đầu tiên. Đồng thời, chính quyền và các cơ quan chuyên môn phải thực sự
phối hợp, quy hoạch vùng, trên cơ sở đó đưa ra quy trình sản xuất chuẩn để chỉ
đạo thực hiện./.
Kiều Hoa