Sắp xếp Đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng chính quyền địa
phương hai cấp là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; theo Kết luận của Bộ
Chính trị, Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội; của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Nghệ An, huyện Hưng Nguyên nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp phù hợp với thực tiễn, xu thế
phát triển của đất nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của
địa phương; làm cho bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
tinh gọn biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; góp phần tiết kiệm chi ngân sách, tăng nguồn lực đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội, tạo liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển, tập
trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát
triển bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao
đời sống Nhân dân.
Theo dự thảo Đề
án, Hưng Nguyên sắp xếp 15 đơn vị thành 04 đơn vị, giảm 11 đơn vị (tỷ lệ giảm
73,33%). Cụ thể
Xã Hưng Nguyên
I được sáp nhập Thị trấn Hưng Nguyên có diện tích tự nhiên 7,58 km2, (đạt tỷ lệ
25,27%), quy mô dân số 11.753 người, đạt tỷ lệ 146,91%; xã Hưng Tây có diện
tích tự nhiên 18,41 km2, (đạt tỷ lệ 61,37%), quy mô dân số 20.496 người, (đạt
tỷ lệ 256,20%); xã Thịnh Mỹ có diện tích tự nhiên 9,59 km2 ,(đạt tỷ lệ 31,97%),
quy mô dân số 11.208 người, (đạt tỷ lệ 140,10%) và xã Hưng Đạo có diện tích tự
nhiên 10,56 km2, đạt tỷ lệ 35,20%, quy mô dân số 9.687 người, đạt tỷ lệ 121,09%.
Sau khi sáp nhập xã Hưng Nguyên I có diện tích tự nhiên: 46,14 km2 , đạt tỷ lệ
153,80%, quy mô dân số 53.144 người , đạt tỷ lệ 664,30%.
Xã Hưng Nguyên
II được sáp nhập từ xã Hưng Yên Bắc có diện tích tự nhiên 8,47 km2 (đạt tỷ lệ
28,23%), quy mô dân số 6.409 người (đạt tỷ lệ 80,11%). Xã Hưng Yên Nam có diện
tích tự nhiên 19,68 km2 (đạt tỷ lệ 65,60%), quy mô dân số 8.489 người (đạt tỷ
lệ 106,11%) và xã Hưng Trung có diện tích tự nhiên 9,59 km2 (đạt tỷ lệ 31,97%),
quy mô dân số 11.341 người (đạt tỷ lệ 141,76. Sau khi sáp nhập xã Hưng Nguyên
II có diện tích tự nhiên: 37,74 km2 (đạt tỷ lệ 125,80%), quy mô dân số 26.239
người (đạt tỷ lệ 327,99%).
Xã Hưng Nguyên
III được sáp nhập từ xã Hưng Lĩnh có diện tích tự nhiên: 6,39 km2 (đạt tỷ lệ
21,30%), quy mô dân số 7.852 người (đạt tỷ lệ 98,15%). Xã Long Xá có diện tích
tự nhiên 7,88 km2 (đạt tỷ lệ 26,27%), quy mô dân số 9.812 người (đạt tỷ lệ
122,65%). Xã Thông Tân có diện tích tự nhiên 10,39 km2 (đạt tỷ lệ 34,63%), quy
mô dân số: 10.229 người (đạt tỷ lệ 127,86%) và xã Xuân Lam có diện tích tự
nhiên 11,11 km2 (đạt tỷ lệ 37,03%), quy
mô dân số 8.739 người (đạt tỷ lệ 109,24%) . Sau khi sáp nhập xã Hưng Nguyên III
có diện tích tự nhiên: 35,77 km2 (đạt tỷ lệ 119,23%), quy mô dân số 36.632
người (đạt tỷ lệ 457,90%).
Xã Hưng Nguyên
IV được sáp nhập từ xã Hưng Nghĩa có diện tích tự nhiên 8,40 km2 (đạt tỷ lệ
28,00%), quy mô dân số 7.759 người (đạt tỷ lệ 96,99%); xã Hưng Thành có diện
tích tự nhiên 7,56 km2 (đạt tỷ lệ 25,20%), quy mô dân số 4.962 người (đạt tỷ lệ
62,03%); xã Châu Nhân có diện tích tự nhiên 11,02 km2 (đạt tỷ lệ 36,73%), quy
mô dân số 8.802 người (đạt tỷ lệ 110,03%) và xã Phúc Lợi có diện tích tự nhiên:
12,69 km2 (đạt tỷ lệ 42,30%), quy mô dân số 9.724 người (đạt tỷ lệ 121,55%).
Sau khi sáp nhập xã Hưng Nguyên IV có diện tích tự nhiên: 39,67 km2 (đạt tỷ lệ
132,23%), quy mô dân số 31.247 người (đạt tỷ lệ 390,59%).
Để thực hiện tốt chủ trương sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp theo Nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh - Huyện.
Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã đề nghị
các đồng chí cán bộ, Đảng viên và toàn thể bà con Nhân dân thực hiện tốt
một số nhiệm vụ trọng tâm sau
Một là: Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về nhận thức và
hành động của cán bộ, Đảng viên và toàn thể Nhân dân về mục đích, ý nghĩa việc
thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng chính quyền địa
phương hai cấp
Hai là: cán bộ, đảng viên và bà con Nhân
dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm,
tinh thần tự giác, đồng thuận nhất trí để góp phần cùng
cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện tốt việc sắp xếp ĐVHC.
Ba là: Nhận thức rõ
đây là chủ trương nhất quán, đúng đắn, khách quan của Đảng và Nhà nước, xuất
phát từ yêu cầu cấp bách của cuộc sống và quy luật phát triển, nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát
triển của đất nước. Từ đó tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận ủng hộ, nhất
trí trong gia đình và cộng đồng;
Bốn là: Nắm rõ
thời gian, quy trình, nội dung lấy ý kiến cử tri. Theo dõi danh sách
cử tri được niêm yết, hoàn thành đủ các nội dung trong phiếu lấy ý kiến cử tri;
thể hiện quan điểm vào phiếu lấy ý kiến cử tri với tinh thần xây dựng, trách
nhiệm cao góp phần thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã thành công.
Năm là: Luôn đề
cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các phần tử xấu lợi dụng việc sắp xếp
các ĐVHC để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, gây
cản trở việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã và xây dựng chính quyền địa phương
hai cấp.
Sáu là: các đồng chí cán bộ, Đảng
viên phối hợp với Ban CTMT nơi mình cư
trú nắm bắt kịp thời những ý kiến trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
và nhân dân về chủ trương sáp nhập xã, thường xuyên phản ánh về Thường trực Ban
chỉ đạo cấp xã để kịp thời giải quyết.
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã là cần
thiết nhằm giải quyết tình trạng chia cắt về ĐGHC; mở rộng không gian phát
triển, không gian để quy hoạch; tạo liên kết vùng, tạo điều kiện tập trung được
các nguồn lực về đất đai, nguồn lao động, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy
hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư cơ
sở hạ tầng, công trình phúc lợi được tập trung hơn, tránh việc đầu tư xây dựng
dàn trải, nhất là đối với sự nghiệp giáo dục, y tế; đồng thời, sắp xếp ĐVHC còn
góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm đầu mối, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của chính quyền địa phương; tiết kiệm chi ngân sách, góp phần vào
cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức và nâng
cao chất lượng, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã nhằm tổ
chức hợp lý ĐVHC là phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hoàn thiện thể chế, bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả góp phần nâng cao
đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự,
an toàn xã hội. Việc xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã là hết sức cần thiết
nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, phù hợp với xu thế phát
triển./.
BBT