12/12/2024
Hưng Nguyên tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện
Sáng 12/12, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hưng Nguyên phối hợp Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hoá & Thể thao Nghệ An và Ban Quản lý di tích đền Hoàng Mười tổ chức lớp tập huấn công tác Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên năm 2024.
Tham dự có các đồng chí Hoàng Thị Hoài
Thanh – Trưởng Phòng Văn hóa -Thông tin huyện,Trưởng Ban Quản lý di tích đền
Ông Hoàng Mười; Võ Văn Phượng- Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền
thông huyện, BQL di tích đền Ông Hoàng Mười; Toàn thể học viên (theo Quyết định
số 103/QĐ-UBND ngày 06/12/2024 của UBND Huyện).
Phát
biểu giao nhiệm vụ, đồng chí Hoàng Thị Hoài Thanh- Trưởng phòng Văn hóa -Thông
tin huyện, Trưởng Ban Quản lý di tích đền ông Hoàng Mười nhấn mạnh: Lớp tập huấn
nhằm trang bị cho các học viên những kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức, kỷ
năng nghiệp vụ trong các hoạt động thực tiễn về công tác bảo tồn và phát huy
các giá trị di tích trên điạ bàn huyện. Đồng thời, hướng dẫn các dịch vụ, phục vụ mang tính chuyên nghiệp hơn, khoa học
hơn, góp phần vào quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền ông Hoàng Mười, cũng như các di
tích đã được xếp hạng tại các địa phương. Để lớp tập huấn có hiệu quả,
ngoài nghiên cứu, kiến thức học tập đồng
chí Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện yêu cầu các học viên tích cực trao đổi thảo luận,
chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý di tích, lễ hội truyền thống tại các địa
phương.
Trong thời gian 1 ngày, hơn 50 học
viên là đội ngũ tâm linh tại đền ông Hoàng Mười và đại diện tổ tâm linh của các di tích đã được
xếp hạng trên địa bàn huyện được giảng viên Trần Văn Hữu - Chuyên viên Phòng Quản
lý di sản, Sở Văn hoá & Thể thao Nghệ An truyền tải các kiến thức về
các vấn đề cơ bản như: Vấn đề bài trí tại di tích, gồm các nội dung như: Ý
nghĩa của đồ thờ, các loại đồ thờ truyền thống, nguyên lý bài trí thờ tự; một số
mô hình bài trí cơ bản tại các đền, đình miếu; bài trí nội thất trong nhà thờ.
Bên cạnh đó, các học viên còn được trang bị các kiến thức trợ giúp tâm linh tại
di tích gồm: Tế lễ và cúng tế; các vấn đề liên quan đến cúng lễ; cách vái và lạy;
ý nghĩa của số lần vái, lạy; vấn đề thắp hương, lễ vật. Đồng thời giới thiệu một
số phong tục truyền thống liên quan.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được nâng
cao nghiệp vụ quản lý, công tác quản lý di sản trên địa bàn. Qua đó, bảo tồn,
phát huy các giá trị các di tích để đáp ứng
yêu câu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Nguyễn Hạnh