Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế của mình, Hưng Nguyên đang trở thành một địa điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư, với sự nổ lực của cán bộ và nhân dân, cùng sự quan tâm của tỉnh, chắc chắn rằng trong thời gian tới thu hút đầu tư trên địa bàn huyện sẽ trở thành xu thế, bộ mặt Hưng Nguyên sẽ khởi sắc và sẽ trở thành một huyện khá của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế của mình, Hưng Nguyên đang trở thành một địa điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư, với sự nổ lực của cán bộ và nhân dân, cùng sự quan tâm của tỉnh, chắc chắn rằng trong thời gian tới thu hút đầu tư trên địa bàn huyện sẽ trở thành xu thế, bộ mặt Hưng Nguyên sẽ khởi sắc và sẽ trở thành một huyện khá của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH.
A, TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM::
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận thành phố Vinh về phía tây, nơi giao nhau của các tuyến đường QL1A tránh Thành phố Vinh và đường QL46 đi quê hương Bác Hồ, Cửa khẩu Thanh thủy; là huyện sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa nước. Tổng diện tích đất tự nhiên 15.914 ha, trong đó đất canh tác 7.421 ha, đất lâm nghiệp 2.130 ha, đất chuyên dùng 2.215 ha. Dân số toàn huyện là 112.000 người với 23 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó gần 20% là đồng bào thiên chúa giáo.
Hưng Nguyên là huyện có chiều dày truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng, với 543 năm danh xưng huyện nhà; là cội nguồn quê hương Quang Trung- Nguyễn Huệ, quê hương của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và quê ngọai của thân mẫu Bác Hồ; quê hương xô viết anh hùng, nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường Tộ, liệt sỹ Phạm Hồng Thái. Trên địa bàn huyện có 111 di tích lịch sử- văn hoá, trong đó cấp quốc gia 11, cấp tỉnh 12; mà tiêu biểu là Đài tưởng niệm liệt sỹ 12/9 và quảng trường Xô viết Nghệ-Tĩnh; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong; di tích Xứ uỷ Trung kỳ, di tích lịch sử- văn hoá núi Lam Thành, đền ông Hoàng Mười, đền Vua Lê, đền thờ Đinh Bạt Tụy. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Huyện Hưng Nguyên và 6 xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT .
Những thuận lợi, khó khăn trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH;
- Hưng Nguyên là huyện phụ cận Thành phố Vinh, gần thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hoá và dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với sự phát triển chung của cả tỉnh, với các tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ ứng dụng vào phát triển sản xuất và đời sống. Có điều kiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, tâm linh. Trên địa bàn có 1 số khoáng sản chất lượng tốt, như: Mỏ Măng gan ở Núi Thành, Hưng Phú; Đá xây dựng ở Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam; Đất dùng cho sản xuất gạch, ngói có độ mịn cao, và san nền có độ kết dính tốt.
Hưng Nguyên là quê hương Xô Viết Anh hùng, quê hương Tổng Bí thư Lê Hồng Phong; Hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, đảng viên đoàn kết thống nhất cao;
Ngoài những thuận lợi trên, Hưng Nguyên còn có những lợi thế và thế mạnh mới, đó là:
+ Thành phố Vinh là đô thị loại 1, đang phát triển trở thành Trung tâm KT-VH vùng Bắc Trung bộ, và đang mở rộng không gian đô thị, trong đó có Hưng Nguyên.
+ Được TW, tỉnh quan tâm, vì vậy các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang đầu tư trên địa bàn, tạo cho Hưng Nguyên một vị thế và diện mạo mới, như: Đường QL1A tránh Vinh, Cầu bến thuỷ 2, đường Ven Sông lam, đường QL 46, Đường 558, đường 8B, Khu lưu niệm Lê Hồng Phong, đài tưởng niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh, đê Kênh Thấp; trạm dừng xe đường dài, bến, bãi...; Bên cạnh đó một số dự án được các nhà đầu tư đã và đang chuẩn bị triển khai trên địa bàn huyện như: Nhà máy bia Saì Gòn-Sông Lam; các khu đô thị mới ở Hưng Lợi, khu Khai thác VLXD Hưng Yên Nam, Nghĩa trang Sinh thái Hưng Tây, Bến xe Nam Vinh...; Ngoài ra có 1 số công trình giao thông quan trọng sẽ được đầu tư đi qua địa bàn huyện Hưng Nguyên, như: đường 72m Vinh- Hưng Nguyên, Nhà ga đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc bắc- nam, Cầu Yên Xuân... sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy KTXH trên địa bàn phát triển.
- Tuy nhiên cũng có những khó khăn thách thức, đó là: Là huyện có quy mô nhỏ, lại đi lên từ một huyện chủ yếu là sản xuất lúa nước cho nên việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh là rất khó; và trong điều kiện tiết kiệm đất lúa nước nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc chuyển mục đích sử dụng đất SX nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp lại càng khó hơn. Quá gần Vinh nên việc phát trển dịch vụ thương mại không thuận lợi và nhiều nguy cơ xâm nhập tệ nạn xã hội và trật tự an toàn xã hội;
B. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTXH HUYỆN HƯNG NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. kết quả đạt được;
Nhiệm kỳ qua, bằng sự nổ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, sự quyết tâm và cố gắng của cấp ủy, chính quyền và mặt trận đoàn thể từ huyện đến cơ sở; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND và các Sở ban ngành, mặt trận và đoàn thể cấp tỉnh, nên đã đạt được một số thành tựu chủ yếu như sau:
1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao, bình quân nhiệm kỳ 2006-2010 đạt 11,45%; riêng năm 2010 đạt 13,3%; Cơ cấu KT chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng nông nghiệp từ 51,5% năm 2005 giảm xuống 40,8% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp xây dựng từ 21,6% tăng lên 35,9%; dịch vụ chiếm 23,3%. Trong nông nghiệp thì tỷ trọng trồng trọt còn 40%, chăn nuôi và thủy sản lên khoảng 60%. Thu nhập bình quân đạt 14,2 triệu đồng.
2. Năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi và các sản phẩm chủ yếu về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chuyển biến tích cực, như: Lương thực 62000 tấn mỗi năm, gạch ngói 65 triệu viên; đá xây dựng 150.000 m3; cát sỏi 432.000 m3; đất san lấp mặt bằng 500.000 m3; nước sạch 350.000 m3; giấy 5.500 tấn, Nhà máy bia công suất 100 triệu lít/năm đi vào hoạt động từ quí 2/2010. Tổng giá trị dịch vụ 550 tỷ đồng, tổng đàn trâu bò 29.000con, đàn lợn 46.500 con, và gia cầm 750.000 con; đặc biệt là lúa vụ xuân được mùa lớn năng suất bình quân đạt 6,4 tấn/ha.
3.Về Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Nhiều chương trình dự án đựơc triển khai, bao gồm đầu tư từ NSNN, đầu tư của các doanh nghiệp, và tự đầu tư của nhân dân. Trong nhiệm kỳ qua tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đạt gần 3.000 tỷ đồng.
Đường GTNT (cả nhựa và bê tông) xây dựng được 206,4 km, trong đó nhân dân đóng góp 65%. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, như: Đường du lịch sinh thái ven Sông Lam; đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Vinh; đường Nguyễn Văn Trỗi; đường Nguyễn Trường Tộ; đường 8A, 8B; đường giao thông phục vụ nhà máy Bia; đường nối khu Di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và Kim Liên…
Hệ thống thuỷ lợi, điện, nước được nâng cấp và xây dựng mới từng bước đảm bảo nhu cầu nước tưới, tiêu cho SXNN, PCBL, và phục vụ đời sống dân sinh, như: Nâng cấp đê Kênh Thấp, xây dựng đập Khe Ngang, 4 trạm bơm, 7 nhà máy nước sạch tại các xã và xây dựng nhà máy nước của huyện có công suất 5.000m3/ngày.
Các công trình hạ tầng xã hội cũng đã được tập trung đầu tư như: Khu Di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Quảng trường XVNT, kiên cố hoá trường học, Bệnh viện huyện, Nhà văn hoá đa chức năng, Đài tưỏng niệm liệt sỹ và trụ sở làm việc ở 1 số xã.
4.Dịch vụ, thương mại: Thương mại và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân phát triển khá. Hiện nay toàn huyện có 105 công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN, 4.084 hộ tiểu thương, hoạt động có hiệu quả. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 1.000 tỷ đồng.
Các dịch vụ ngân hàng, BHXH, BHYT, bưu chính, viễn thông đạt mức tăng trưởng khá cao. Năm 2010 Dự nợ Ngân hàng NN-PTNT đạt 390 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH 140 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo, cận nghèo 40 tỷ đồng. Thuê bao điện thoại, intenet tăng 3000 máy, bình quân 22,3 máy/100 dân.
5.Tài chính, ngân sách: Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán được Tỉnh và HĐND huyện giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2010 là 225,2 tỷ đồng, phân cấp cho huyện quản lý thu là 120,7 tỷ đồng, trong đó: Thuế, phí, lệ phí 16,2 tỷ đồng, đạt 147,8% dự toán. Chi ngân sách đảm bảo định mức, chế độ quy định. Công khai tài chính được triển khai ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
6.Văn hoá - xã hội: Có sự phát triển và chuyển biến đều trên tất cả các mặt hoạt động về văn hoá thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách người có công, bảo trợ xã hội.
Hiện nay Hệ thống truyền thanh cơ sở được phủ kín 23 xã thị. 100% xã, thị đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp năm sau đều cao hơn năm trước. Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và Quy hoạch mạng lưới trường lớp, sáp nhập các trường theo quy hoạch được thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả. Đã có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 40%. Trang thiết bị tại Bệnh viện huyện và trạm y tế các xã, thị đựơc tăng cường, có 17/23 xã, thị đạt chuẩn quốc gia y tế cơ sở, có 116/252 xóm, khối không có người sinh con thứ 3. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,2% năm 2005 xuống còn 9,8% năm 2010 (dưới 20% theo chuẩn mới).
7.Quốc phòng- an ninh, thanh tra, tiếp dân, giải quyết KNTC:
Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về quốc phòng QSĐP, công tác xây dựng cơ sở ATLC, SSCĐ được quan tâm theo hướng chất lượng hơn. Giao quân đảm bảo 100% chỉ tiêu. Tổ chức diễn tập KVPT, diễn tập PCCR, PCLB... đạt kết quả tốt. An ninh chính trị được giữ vững, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn đúng pháp luật. Trật tự ATXH được đảm bảo, các loại tội phạm trộm cắp, gây thương tích, ma tuý, kinh tế, tệ nạn xã hội đều được đấu tranh, truy quét
8.Các biện pháp quản lý nhà nước được tăng cường, bao gồm công tác: Quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển KT-XH; cải cách hành chính, gắn với thực hiện dân chủ cơ sở; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng lảng phí, tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng, đều được quan tâm chỉ đạo tiến hành đồng bộ nâng cao chất lượng hiệu quả. Công tác quản lý tài chính ngân sách, đất đai tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng, tuyển dụng công chức, chính sách xã hội, thu hồi đât bồi thường giảI phóng mặt bằng được chỉ đạo thực hiện tốt, hạn chế được sai phạm giảm đơn thư, góp phần ổn định và phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, hoàn thành trang thông tin điện tử của huyện, góp phần cải cách hành chính, công khai dân chủ.
9.Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý điều hành, Mặt trận đoàn thể và nhân dân làm chủ được thực hiện tốt.Sự đoàn kết thống nhất của cấp ủy, chính quyền và mặt trận đoàn thể huyện và xã ngày càng thực chất. Mọi công việc đều được bàn bạc dân chủ, đúng nguyên tắc và tôn trọng lẫn nhau, nhờ vậy mà tạo nên được sức mạnh, cái đúng được ủng hộ, cái tiêu cực được đấu tranh kịp thời.
10. Kết quả về thi đua được đánh giá tốt, hàng năm đều có trên dưới 90% số phòng ban đơn vị và mặt trận đoàn thể của huyện, phong trào thi đua yêu nước và quản lý điều hành của cấp ủy chính quyền huyện được các sở ban nghành và HĐTĐKT tỉnh xếp loại xuất sắc; đảng bộ huyện liên tục được Tỉnh ủy công nhận là đảng bộ vững mạnh. Nhân dân và cán bộ huyện Hưng Nguyên được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì và Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc vì đã có thành tích xuất sắc từ 2004-2008.
C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTXH GIAI ĐOẠN 2011-2015
1, Định hướng phát triển:
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có năng suất cao, khẳng định được thương hiệu. Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông nghiệp- nông thôn đạt tiêu chí nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành huyện khá của Tỉnh.
- Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực: Hình thành các vùng trồng lúa thuần chất lượng cao, theo hướng thâm canh, phát triển các vùng trồng rau an toàn, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cung cấp sản phẩm cho thành phố Vinh. Quy hoạch, đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp Hưng Yên Nam, Hưng Tây, ưu tiên các dự án ít ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, như phát triển công nghệ cao, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất gạch, ngói không nung. Tập trung đầu tư hệ thống chợ nông thôn, phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hình thành các khu nghỉ dưỡng, sinh thái nhằm thu hút khách từ Thành phố Vinh và các vùng lân cận.
- Chỉ tiêu Kế hoạch phát triển KTXH chủ yếu: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12- 13% cao hơn bình quân của tỉnh. Cơ cấu kinh tế đến 2015: Công nghiệp- xây dựng 40,8%; Nông, lâm, thuỷ sản 29,9%; Dịch vụ thương mại 29,3%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 55 - 60 ngàn tấn. Thu ngân sách trên địa bàn 510 tỷ đồng, trong đó huyện quản lý 40,5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9.110 tỷ đồng, trong đó ĐTXD 4.273 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 30- 35 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu có 3 - 5 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Có từ 65-70% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Có 50- 60% xã, thị có thiết chế văn hoá thể thao đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo nhiệm vụ QP-AN, các chỉ tiêu về huấn luyện,giao quân, xây dưng lực lượng công an quân sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, tại tện nạn xã hội. Xây dựng cơ quan quân sự và công an huyện đạt danh hiệu xuất sắc và quyết thắng.
2, Nhiệm vụ, giải pháp thu hút đầu tư:
- Hoàn chỉnh đồng bộ các loại quy hoạch, kế hoạch, nhất là quy hoạch phát triển KTXH đến năm 2020, quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ đến năm 2015, quy hoạch xây dựng Nông thôn mới, quy hoạch giao thông đến năm 2020, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, hệ thống dịch vụ, du lịch, quy hoạch các vùng sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, thủy sản... Từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát huy nội lực, đi đôi với xã hội hóa, thu hút đầu tư.
- Quy hoạch và đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực, kể cả cán bộ, công chức, doanh nhân và nông dân, từng bước đáp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công nghệ cao, dịch vụ, thương mại, nghề nông thôn.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách phát triển KTXH, thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh bộ thủ tục hành chính, sắp xếp, củng cố Trung tâm giao dịch 1 cửa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước, công khai, minh bạch trong tất cả các khâu thủ tục trong thu hút đầu tư...
- Triển khai quyết liệt công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư, đồng hành cùng các nhà đầu tư giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong GPMB, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp cận, khảo sát, đánh giá, quyết định đầu tư của các Doanh nghiệp. Giúp các Doanh nghiệp có điều kiện đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, sớm phát huy hiệu quả.
- Tuyên truyền nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự đồng thuận trong hành động, nâng cao ý thức, trách nhiệm. Tăng cường Học tập theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh. Đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức.
- Tăng cường quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, lao động-TBXH. Tăng cường bám sát nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc ở cơ sở.
- Làm tốt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đổi mới quy chế thi đua, khen thưởng, xây dựng các chỉ tiêu thi đua gắn với hiệu quả công việc, biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp và nhân dân có thành tích trong SXKD phát triển KTXH trên địa bàn huyện.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế của mình, Hưng Nguyên đang trở thành một địa điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư, với sự nổ lực của cán bộ và nhân dân, cùng sự quan tâm của tỉnh, chắc chắn rằng trong thời gian tới thu hút đầu tư trên địa bàn huyện sẽ trở thành xu thế, bộ mặt Hưng Nguyên sẽ khởi sắc và sẽ trở thành một huyện khá của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển KTXH.
Nguyễn Trường Thi - Phòng TCKH huyện Hưng Nguyên